Page 151 - Cuon 4
P. 151

PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
             MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM



                  - Trường hợp thực hiện trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho các nghề,
             công việc của công việc mà nghề, công việc đó chưa được Bộ Lao động -
             Thương binh và Xã hội ban hành mà xét thấy có yếu tố nguy hiểm, độc hại
             không bảo đảm an toàn sức khỏe cho người lao động thì người sử dụng lao
             động trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với công việc đó, đồng thời

             phải báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương hoặc Bộ,
             ngành chủ quản theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 04/2014/
             TT-BLĐTBXH để đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bổ sung vào
             danh mục.

                  - Doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi
             không không trang cấp hoặc trang cấp không đầy đủ PTBVCN hoặc có trang
             cấp nhưng không đạt chất lượng, quy cách hoặc chưa được chứng nhận phù
             hợp quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn công bố áp dụng cho người làm công
             việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại (Khoản 8, Điều 21, Nghị định 28/2020/NĐ-
             CP) như sau:

                  + Từ  3.000.000  đồng  đến  6.000.000  đồng  từ  01  người  đến  10  người
             lao động;

                  + Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng từ 11 người đến 50 người
             lao động;

                  + Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng từ 51 người đến 100 người
             lao động;

                  + Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng từ 101 người đến 300 người
             lao động;

                  + Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng từ 301 người lao động trở lên.

                  9.5. Bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

                   Căn cứ pháp lý:
                  - Luật ATVSLĐ 2015 (Từ Điều 38 đến 40)

                   Điều kiện, mức bồi thường, trợ cấp

                  - Người lao động được Người sử dụng lao động Bồi thường khi bị tai nạn
             lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người
             lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:





             150
   146   147   148   149   150   151   152   153   154   155   156