Page 153 - Cuon 4
P. 153
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
tháng theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không thống nhất thì thực hiện
theo yêu cầu của người lao động.
- Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám
định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra
tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai
nạn lao động chết người;
- Người lao động không được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp từ người
sử dụng lao động nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:
+ Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không
liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
+ Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
+ Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của
pháp luật.
Lưu ý:
- Người sử dụng lao động có thể bị phạt từ 1 triệu đến 3 triệu đồng khi vi
phạm đối với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối
với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ trợ cấp, bồi
thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định
và buộc trả cho người lao động số tiền trợ cấp, bồi thường công với khoản lãi
của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của ngân
hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt ( Điều 22, Nghị định
28/2020/NĐ-CP).
9.6. Khám sức khỏe cho người lao động.
Căn cứ pháp lý.
- Điều 21, Luật ATVSLĐ 2015;
- Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Y tế về
“Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động”.
- Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 05 năm 2013 của Bộ Y tế
về “Hướng dẫn khám sức khỏe”.
152