Page 146 - Cuon 4
P. 146
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
kiểm tra môi trường lao động).
- Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội: Người lao động làm công việc hoặc
chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít
nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc
hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động
bình thường”.
- Chế độ Chăm sóc sức khỏe: Người sử dụng lao động phải tổ chức khám
sức khỏe đối với Người lao động làm nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm ít nhất 6 tháng một lần và
khám phát hiện bệnh nghiệp. Chi phí khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh
nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng
lao động chi trả.
- Chế độ hưu trí: Khoản 3 ĐIều 169 Bộ Luật Lao động 2019. “Người lao
động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm
việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở
tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Như vậy Người lao động làm nghề
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại sẽ
được giảm 5 tuổi so với lao động làm việc trong điều kiện bình thường nếu bạn
có từ đủ 15 năm làm công việc nặng nhọc độc hại trở lên.
- Chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân: Điều 22, Luật ATVSLĐ
2015 “Người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động và
chăm sóc sức khỏe đối với người làm nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại theo quy định của pháp luật”. Người sử
dụng lao động phải trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động
theo quy định tại Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 17 tháng 2 năm 2014
của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: Người sử dụng lao động có
trách nhiệm đảm bảo giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm,
yếu tố có hại theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
145