Page 149 - Cuon 4
P. 149
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
dưỡng phù hợp với việc thải độc và tăng cường sức đề kháng của cơ thể tương
ứng với các mức bồi dưỡng.
- Doanh nghiệp thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cần xác định
Nghề, công việc được bồi dưỡng, Các yếu tố độc hại vượt tiêu chuẩn cho phép,
Cơ quan thực hiện đo và ngày, tháng, năm đó và Mức bồi dưỡng đề nghị được
hưởng. Cấp phát và sử dụng hiện vật ngay trong ca làm việc có danh sách ký
nhận của người lao động.
- Doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi
không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hoặc bồi dưỡng bằng hiện
vật không đúng mức quy định (Khoản 8, Điều 21, Nghị định 28/2020/NĐ-CP)
như sau:
+ Từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng từ 01 người đến 10 người lao
động;
+ Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng từ 11 người đến 50 người lao
động;
+ Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng từ 51 người đến 100 người
lao động;
+ Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng từ 101 người đến 300 người
lao động;
+ Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng từ 301 người lao động trở lên.
9.4. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
Căn cứ pháp lý.
- Điều 23, Luật ATVSLĐ 2015.
- Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 02 năm 2014 của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội.
Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được
trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải sử dụng trong quá trình
làm việc.
Nguyên tắc thực hiện:
Phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) là những dụng cụ, phương tiện
148