Page 148 - Cuon 4
P. 148
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
nhọc, độc hại, nguy hiểm, nhưng đang làm việc trong môi trường lao động có
ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh
cho phép hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.
Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật được hạch toán vào chi phí hoạt động
thường xuyên, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Người lao động làm việc trong các ngành, nghề đặc thù được hưởng chế
độ ăn định lượng theo quy định của Chính phủ sẽ không được hưởng chế độ
bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định của Thông tư này.
Điều kiên hưởng và định mức bồi dưỡng:
- Người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ
các điều kiện sau:
+ Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội ban hành;
+ Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố
nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của
Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm. (Việc xác
định các yếu tố độc hại, nguy hiểm phải được thực hiện bởi đơn vị đủ điều kiện
đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy định của Bộ Y tế).
- Mức bồi dưỡng:
+ Có 4 mức bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày
và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:
Mức 1: 10.000 đồng;
Mức 2: 15.000 đồng;
Mức 3: 20.000 đồng;
Mức 4: 25.000 đồng.
+ Việc xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật cụ thể theo điều kiện lao
động và chỉ tiêu môi trường lao động.
Lưu ý:
- Bộ phận y tế cơ sở có trách nhiệm xây dựng cơ cấu hiện vật dùng để bồi
147