Page 137 - Cuon 4
P. 137
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
+ Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo quy định của pháp luật
về lao động.
Quản lý, lưu trữ kết quả quan trắc môi trường lao động.
- Kết quả quan trắc môi trường lao động lập theo Mẫu số 04 Phụ lục III ban
hành kèm theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP và được lập thành 02 bản: 01 bản
gửi cơ sở lao động đã ký hợp đồng thực hiện quan trắc môi trường lao động và
01 bản lưu tại tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động.
- Thời gian lưu giữ kết quả quan trắc môi trường lao động thực hiện theo
quy định của pháp luật.
Lưu ý:
Kết quả quan trắc môi trường lao động phải được thông báo công khai cho
người lao động tại nơi quan trắc môi trường lao động.
Người sử dụng lao động không thực hiện quan trắc môi trường lao động có
thể bị phạt vi phạm hành chính theo Điều 26 của Nghị định 28/2020/NĐ-CP:
“Phạt tiền từ 20 đến 40 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi
tiến hành không quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại đối với sức
khỏe người lao động theo quy định của pháp luật”. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng
đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi không công bố công
khai cho người lao động kết quả quan trắc môi trường lao động. Phạt tiền từ
40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành
vi phối hợp với tổ chức quan trắc môi trường lao động gian lận.
9. Chế độ, chính sách ATVSLĐ cho người lao động.
9.1. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Căn cứ pháp lý: Chương VII, từ ĐIều 105 đến Điều 116 Bộ Luật Lao
động 2019
Mục đích, ý nghĩa.
Lao động là một trong những hoạt động quan trọng của con người, tuy
nhiên để các sản phẩm của lao động có chất lượng và hiệu quả cao thì sức lao
động của con người cần thời gian để tái tạo phục hồi kịp thời. Vì thế, việc quy
định một thời giờ làm việc hợp lý, thời giờ nghỉ ngơi thích hợp có ý nghĩa quan
trọng đối với chất lượng lao động.
136