Page 136 - Cuon 4
P. 136
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
• Nhóm yếu tố vật lý trong môi trường lao động: Ánh sáng, tiếng ồn, độ
rung chuyển, điện từ trường tần số công nghiệp, điện từ trường tần số cao, bức
xạ ion hóa (Tia X, tia phóng xạ…), bức xạ không ion hóa (Tia UV tử ngoại…)
• Nhóm yếu tố bụi trong môi trường lao động: Bụi toàn phần, bụi hô hấp,
bụi mịn...
• Nhóm yếu tố hóa học, hơi khí độc trong môi trường lao động, hóa chất
độc hại.
• Nhóm yếu tố vi sinh trong môi trường lao động.
• Nhóm yếu tố tâm sinh lý lao động và Ergonomics, các yếu tố kỹ thuật,
tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, văn hóa
• Các yếu tố về tổ chức bố trí lao động: bố trí vị trí lao động, phương pháp
hoạt động, thao tác làm việc, chế độ lao động và nghỉ ngơi, chế độ ca làm việc,
thời gian lao động,…
• Yếu tố tâm – sinh lý: gánh nặng lao động thể lực, căng thẳng thần kinh
tâm lý, căng thẳng thần kinh – giác quan, tư thế lao động, ecgonomy.
Quy trình thực hiện quan trắc môi trường lao động.
- Trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, tổ chức quan trắc môi
trường lao động đảm bảo máy móc, thiết bị phục vụ quan trắc môi trường lao
động được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn theo đúng quy định của pháp luật.
- Thực hiện đúng và đầy đủ quy trình quan trắc môi trường lao động đã
cam kết.
- Thông báo trung thực kết quả quan trắc môi trường lao động cho người
sử dụng lao động.
- Trường hợp kết quả quan trắc môi trường lao động không bảo đảm, cơ sở
lao động thực hiện như sau:
+ Triển khai biện pháp cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu yếu tố có
hại và phòng chống bệnh nghề nghiệp;
+ Tổ chức khám sức khỏe phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và bệnh liên
quan đến nghề nghiệp cho người lao động ở các vị trí có môi trường lao động
không đảm bảo;
135