Page 135 - Cuon 4
P. 135
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
+ Có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất hoặc khi thực
hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động mà có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại
mới đối với sức khỏe người lao động;
+ Tổ chức quan trắc môi trường lao động đề xuất bổ sung khi thực hiện
quan trắc môi trường lao động;
+ Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động được thanh toán chi phí
quan trắc môi trường lao động; đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp, báo cáo và phí
quản lý do người sử dụng lao động chi trả theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức quan trắc môi trường lao động báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế về
yếu tố có hại mới được phát hiện, phát sinh tại cơ sở lao động mà chưa có quy
định về giới hạn cho phép.
Căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động.
- Hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động, quy trình sản xuất kinh doanh
và số lượng người lao động làm việc tại bộ phận có yếu tố có hại để xác định
số lượng yếu tố có hại cần quan trắc, số lượng mẫu cần lấy và vị trí lấy mẫu
đối với mỗi yếu tố có hại.
- Số người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và
đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại cơ sở lao động.
- Yếu tố vi sinh vật, dị nguyên, yếu tố gây dị ứng, ung thư và các yếu tố
có hại khác có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà chưa
được xác định trong Hồ sơ vệ sinh lao động.
Nội dung thực hiện.
Quy định trong phụ lục 1, Nghị định 39/2016/NĐ-CP và tình hình thực tế
của doanh nghiệp. Các yếu tố quan trắc môi trường lao động thông thường:
vi khí hậu, tiếng ồn và rung động, bức xạ và phóng xạ, chiếu sáng không hợp
lý, bụi mịn, các hóa chất độc, các yếu tố vi sinh vật có hại và nhóm yếu tố
tâm sinh lý lao động và Ergonomics. Nhưng tựu trung lại được phân thành
các nhóm sau:
• Nhóm yếu tố vi khí hậu trong môi trường lao động: Nhiệt độ, độ ẩm,
vận tốc gió, bức xạ nhiệt.
134