Page 138 - Cuon 4
P. 138
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
Trong quan hệ lao động, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi là hai khái niệm khác
biệt nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một chế định độc lập,
không thể tách rời. Theo đó, thời giờ làm việc được hiểu là khoảng thời gian
do pháp luật quy định hoặc do sự thỏa thuận của các bên mà không trái với các
quy định của pháp luật, trong thời gian đó người lao động phải có mặt tại địa
điểm để thực hiện những công việc, nhiệm vụ được giao phù hợp với các quy
định của pháp luật và sự thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Còn thời giờ nghỉ
ngơi là khoảng thời gian trong đó người lao động không phải thực hiện những
nghĩa vụ lao động và có quyền sử dụng thời gian đó theo ý muốn của mình.
Quy định của pháp Luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
- Giờ làm việc bình thường:
+ Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48
giờ trong 01 tuần.
+ Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc
ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường
không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần, 200
giờ trong 01 năm.
+ Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
- Giờ làm thêm : Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc
ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao
động tập thể hoặc nội quy lao động. Quy định về làm thêm giờ đảm bảo các
điều kiện sau:
+ Phải được sự đồng ý của người lao động; Bảo đảm số giờ làm thêm của
người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày;
trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng
số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01
ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng; Bảo đảm số giờ làm thêm của người
lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp được quy
định khác.
+ Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không
quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường
hợp sau đây: Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày,
137