Page 133 - Cuon 4
P. 133
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
Sự cải thiện của nơi làm việc: Thành công quan trọng nhất của một chương
trình huấn luyện có thể là những thay đổi xuyên suốt và toàn diện của nơi làm
việc, kết quả là làm giảm bớt rủi ro nghề nghiệp hay TNLĐ.
Cho dù được thực hiện bằng phương pháp nào, công tác đánh giá huấn
luyện cũng giúp NSDLĐ có những thông tin cần thiết để quyết định xem NLĐ
đã đạt được kết quả mong muốn hay chưa và trong tương lai có nên tổ chức lại
khóa huấn luyện hay không?
NSDLĐ, Người quản lý công tác ATVSLĐ cần phải thường xuyên xem
xét lại những nhu cầu về huấn luyện ATVSLĐ, việc lập kế hoạch cũng như các
môđun huấn luyện.
Bảng đánh giá lưu giữ cần nêu và phân tích được: Mức độ tiếp thu của học
viên; Đánh giá kỹ năng truyền đạt giảng viên; Sự tham gia của học viên: tích
cực hay không tích cực?; Khó khăn, tồn tại.
8. Quan trắc môi trường lao động.
Căn cứ pháp lý.
Khoản 4, Điều 16 luật An toàn vệ sinh lao động quy định: Hằng năm hoặc
khi cần thiết đơn vị sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra, đo đạc, đánh giá
các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại tại nơi làm việc để tiến hành các biện
pháp khắc phục về công nghệ, kỹ thuật nhằm loại trừ, khắc phục và giảm thiểu
yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, cải thiện điều kiện làm việc
của người lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
Điều 18, Luật ATVSLĐ 2015, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố
có hại tại nơi làm việc.
Điều 33 đến Điều 38 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm
2016 của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 140/2018/NĐ-CP).
Môi trường lao động luôn tiềm ẩn các yếu tố có hại liên quan ảnh hưởng
đến sức khỏe con người. Thông qua quan trắc môi trường lao động các yếu tố
có hại sẽ được kiểm tra đánh giá một cách khách quan chính xác, những yếu tố
độc hại có trong môi trường lao động được phát hiện kịp thời từ đó đưa ra các
biện pháp pháp lý, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho
cán bộ, người lao động; thực hiện các biện pháp tiêu độc, khử độc, khử trùng
cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng.
132