Page 134 - Cuon 4
P. 134

PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
                                                               MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM



                    Quan trắc môi trường lao động là hoạt động thu thập, đánh giá số liệu đo
               lường các yếu tố quan trọng môi trường lao động tại nơi làm việc để có các giải
               pháp nhằm giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

                    Hoạt động quan trắc môi trường lao động nhằm đảm bảo tuân thủ pháp
               luật của nhà nước và các quy chuẩn Việt Nam về môi trường lao động, tạo môi
               trường làm việc đảm bảo an toàn lao động cho đội ngũ nhân viên cũng như tạo
               được thiện cảm với khách hàng. Quản lý được môi trường, an toàn lao động,
               giảm và tránh được nghề nghiệp cũng như tai nạn lao động, tuân thủ theo quy
               định của thông tư 19/2016/TT-BYT hướng dẫn bao gồm trách nhiệm của các

               bên trong việc quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động, Giảm
               gánh nặng làm việc, đặc biệt là chi phí ngân sách cho các cơ quan nhà nước
               trong việc thanh, kiểm tra.

                     Nguyên tắc thực hiện quan trắc môi trường lao động.

                    - Thực hiện quan trắc đầy đủ yếu tố có hại được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh
               lao động do cơ sở lao động lập.

                    - Đối với nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng
               nhọc độc hại nguy hiểm, khi quan trắc môi trường lao động phải thực hiện
               đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-
               my quy định tại Khoản 3 Điều 33 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP.

                    - Quan trắc môi trường lao động thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập giữa
               cơ sở lao động và tổ chức đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động.

                    - Quan trắc môi trường lao động bảo đảm như sau:
                    + Thực hiện trong thời gian cơ sở lao động đang tiến hành hoạt động sản

               xuất, kinh doanh;

                    + Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu cá nhân và vị trí lấy mẫu được đặt
               tại vùng có khả năng ảnh hưởng đến người lao động;
                    + Đối với quan trắc môi trường lao động bằng phương pháp phát hiện

               nhanh khi kết quả có nghi ngờ, tổ chức quan trắc môi trường lao động lấy mẫu,
               phân tích bằng phương pháp phù hợp tại phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn.

                    - Yếu tố có hại cần quan trắc, đánh giá được bổ sung cập nhật trong Hồ sơ
               vệ sinh lao động trong trường hợp sau đây:





                                                                                            133
   129   130   131   132   133   134   135   136   137   138   139