Page 130 - Cuon 4
P. 130
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
+ Huấn luyện những công việc cụ thể đối với người làm nghề có yêu cầu
nghiêm ngặt về ATLĐ như nâng vác thủ công, các chất độc hại tiếp xúc, máy,
thiết bị, tiếng ồn, vấn đề về ergonomic, báo cáo tai nạn…
+ Huấn luyện lại khi cần thiết và theo quy định của luật pháp.
◆ Chương trình huấn luyện.
Trên cơ sở quy định pháp luật về chương trình huấn luyện, để xác định và
chuẩn hóa nội dung huấn luyện cụ thể tại doanh nghiệp, nên đánh giá nhu cầu
huấn luyện theo các bước:
Nói chuyện với NLĐ, xác định các yêu cầu cần thiết để thực hiện công
việc của họ một cách an toàn.
Xác định các lĩnh vực rủi ro đòi hỏi sự quan tâm nhiều nhất - điều này có
thể được thực hiện nhờ quan sát công việc, tham khảo ý kiến chuyên gia, NLĐ
trong khu vực và xem xét lại những hồ sơ tai nạn, sự cố, bệnh tật đã có.
◆ Phương pháp huấn luyện.
Việc lựa chọn phương pháp hiệu quả nhất căn cứ vào đối tượng học, nội
dung học, công cụ sẵn có địa điểm huấn luyện. Tập trung vào phần thảo luận,
các loại áp phích, nghiên cứu tình huống, hình ảnh... và những gợi ý về các
phương pháp ưu việt hơn từ phía chính những người tham gia lớp tập huấn.
Phương pháp này phải dựa vào thực tế công việc mà người NLĐ đang thực
hiện ở nơi làm việc. Trong thời gian dịch bệnh COVID-19 có thể thực hiện việc
huấn luyện lý thuyết Online kết hợp với trực tiếp phần thực hành.
◆ Đánh giá, theo dõi và kiểm tra việc huấn luyện.
+ Đánh giá việc huấn luyện có thể được thực hiện bằng mẫu phản hồi và
bằng việc quan sát thực tế công việc.
+ Cần phải đưa ra kế hoạch huấn luyện lại định kỳ vì việc huấn luyện là
một quá trình diễn ra liên tục.
+ Tiến hành những cải tiến trong chương trình huấn luyện để nâng cao
hiệu quả của chương trình và đảm bảo chương trình này bao gồm đầy đủ các
yêu cầu của luật pháp hiện hành.
129