Page 131 - Cuon 3
P. 131
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
Đây là mức phạt tiền được áp dụng đối với người sử dụng lao động
là cá nhân, đối với doanh nghiệp vi phạm sẽ bị áp dụng mức phạt gấp đôi
mức phạt nêu trên (tối đa không quá 150.000.000 đồng), theo quy định
tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
buộc nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội
bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng,
không đóng, trốn đóng.
Chậm báo giảm lao động: Căn cứ Điểm 2.1 Khoản 2 Điều 50 Quyết
định 595/QĐ-BHXH và tham khảo Điểm 9.6 Mục 9, Điểm 10 Mục
10.3 Công văn 1734/BHXH-QLT năm 2017 thì:
Trường hợp doanh nghiệp báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng
giảm thì được xem là báo giảm lao động chậm. Doanh nghiệp phải đóng
hết giá trị thẻ bảo hiểm y tế của tháng kế tiếp và thẻ có giá trị sử dụng
hết tháng đó. Cơ quan bảo hiểm xã hội không thu hồi thẻ các trường hợp
báo giảm.
Trường hợp để không đóng bổ sung giá trị thẻ tháng sau thì doanh
nghiệp có thể lập hồ sơ báo giảm tháng sau bắt đầu từ ngày 28 tháng
trước, nhưng sau khi báo giảm thì không được báo phát sinh tháng trước.
Ví dụ: Người lao động thôi việc ngày 31/05/2020.
- Nếu doanh nghiệp lập hồ sơ tháng 06/2020, doanh nghiệp báo giảm
người lao động từ tháng 06/2020 vào ngày 01/06/2020 thì phải đóng bổ
sung giá trị thẻ bảo hiểm y tế tháng 05/2020 và thẻ được sử dụng đến hết
30/06/2020.
- Nếu doanh nghiệp lập hồ sơ tháng 06/2020, doanh nghiệp báo giảm
người lao động từ tháng 06/2020 vào ngày 28/05/2020 thì chỉ đóng bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp bảo hiểm tai nạn lao
động – bệnh nghề nghiệp đến tháng 05/2020 và được sử dụng thẻ bảo
130