Page 130 - Cuon 3
P. 130
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
Tăng lao động Giảm lao động
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng Để thuận lợi cho công tác theo dõi quản lý hồ sơ
lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người trường hợp giảm hoặc điều chỉnh doanh nghiệp có
sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản và thể thực hiện mỗi tháng một lần.
tiến hành đăng ký điều chỉnh với cơ quan bảo hiểm Ví dụ: Hồ sơ tháng 06/2020 thì lập hồ sơ phát sinh từ
xã hội. ngày 01/06 đến ngày 30/06/2020.
Hậu quả pháp lý khi chậm báo tăng/giảm lao động
Chậm báo tăng lao động: Hàng tháng, doanh nghiệp sẽ trích tiền
đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên
quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia bảo hiểm xã
hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; đồng thời, trích từ tiền
lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp của từng người lao động theo mức quy định để nộp cho cơ quan
bảo hiểm xã hội. Thời hạn đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp chậm nhất là đến ngày cuối cùng của phương thức đóng
(theo tháng, theo quý, 06 tháng một lần).
Do đó, trường hợp doanh nghiệp chậm báo tăng lao động dẫn đến
việc chậm đóng, đóng thiếu bảo hiểm cho người lao động là vi phạm quy
định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-
CP thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số
tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời
điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000
đồng khi có hành vi sau:
- Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
- Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người
thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà
không phải là trốn đóng.
129