Page 132 - Cuon 3
P. 132
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
hiểm y tế đến hết 31/05/2020.
Lưu ý: Sau khi lập hồ sơ tháng 06/2020 thì không được lập hồ sơ
tháng 05/2020 trong các ngày còn lại của tháng 05/2020.
Trình tự, thủ tục thực hiện thông báo tăng/giảm lao động: Khi
có sự thay đổi thông tin đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp thì doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản và tiến hành
đăng ký điều chỉnh với cơ quan bảo hiểm xã hội. Cụ thể đối với các
trường hợp:
Trường hợp tăng, giảm lao động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế, bảo hiểm thất nghiệp:
- Tăng lao động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp trong trường hợp này được hiểu là tăng số lượng người lao động
tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (ví
dụ: doanh nghiệp ký kết thêm hợp đồng lao động với người lao động,
người lao động đi làm sau khi nghỉ thai sản ...).
- Giảm lao động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp được hiểu là giảm số lượng người lao động tham gia đóng
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (ví dụ: doanh
nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, người lao động
nghỉ thai sản ...).
Đối với trường hợp người lao động không làm việc và không hưởng
lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, bao gồm cả trường hợp
nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì doanh nghiệp cũng phải làm thủ tục
báo giảm lao động. Cụ thể:
+ Đối với trường hợp người lao động không làm việc và không hưởng
tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo
hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm
xã hội.
131