Page 133 - Cuon 3
P. 133
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
+ Đối với trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau
từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về
bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng
vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.
+ Đối với trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai
sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động
không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, thời gian này được tính là thời gian đóng bảo
hiểm xã hội, không được tính là thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp và
được cơ quan bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho người lao động.
Trường hợp thay đổi thông tin đơn vị sử dụng lao động: như tên
doanh nghiệp, địa điểm đăng ký kinh doanh, mã số doanh nghiệp...
Trường hợp thay đổi mức lương của người lao động thuộc đối
tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc: người lao động có quyết định
hoặc hợp đồng làm (tăng/ giảm) mức lương đóng bảo hiểm xã hội.
Gia hạn thẻ bảo hiểm y tế hết hạn sử dụng cho người lao động.
Doanh nghiệp có trách nhiệm tổng hợp đầy đủ hồ sơ theo quy định
để tiến hành đăng ký điều chỉnh đóng các loại bảo hiểm với cơ quan bảo
hiểm xã hội cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc cơ quan bảo
hiểm xã hội nơi đăng ký chi nhánh đối với chi nhánh.
Lưu ý:
- Đối với trường hợp doanh nghiệp ký kết thêm hợp đồng lao động,
nếu người lao động chưa đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, bảo hiểm thất nghiệp thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp
đồng lao động, doanh nghiệp sẽ phải làm thủ tục đăng ký tham gia bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp lần đầu cho người lao
động và đăng ký điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
132