Page 135 - Cuon 3
P. 135

CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
             (VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)


                  1. Khái niệm hợp đồng thương mại


                  Khoa học pháp lý và pháp luật thực định tại Việt Nam sử dụng nhiều
             khái niệm pháp lý để chỉ hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh như: hợp

             đồng kinh doanh, hợp đồng trong hoạt động kinh doanh, hợp đồng kinh
             tế, hợp đồng thương mại…

                  Khi nhắc đến Hợp đồng, tức là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên

             nhằm mục đích xác lập, thay đổi, chấm dứt nghĩa vụ của các bên. Đồng
             thời, Hợp đồng là một hành vi pháp lý, là sự thể hiện ý chí của các bên

             để làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ. Hợp đồng là loại hành vi pháp
             lý cơ bản và thông dụng nhất. Ý chí của cá nhân đóng vai trò quan trọng

             trong Hợp đồng, khi sự thống nhất của các ý chí là thực chất và không trái
             pháp luật thì nó sẽ làm phát sinh các nghĩa vụ. Nghĩa vụ này ràng buộc

             các bên như luật pháp. Nói cách khác hiệu lực của Hợp đồng là tạo lập,
             biến đổi hay chấm dứt một nghĩa vụ.


                  Hiện nay, Luật thương mại không đưa ra định nghĩa cụ thể về hợp
             đồng thương mại nhưng có thể hiểu “hợp đồng thương mại là sự thỏa
             thuận giữa các chủ thể kinh doanh với nhau và với các bên có liên quan

             về việc xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong

             hoạt động thương mại”. Các hoạt động thương mại ở đây được xác định
             theo Khoản 1 Điều 3 Luật thương mại năm 2005 “là hoạt động nhằm mục
             đích sinh lợi, bao gồm mua hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến

             thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.

                  2. Phân loại hợp đồng


                  •	 Theo tiêu chí đối tượng của hợp đồng:

                  + Hợp đồng mua bán hàng hóa

                  + Hợp đồng cung ứng dịch vụ

                  •	 Theo tiêu chí phạm vi hợp đồng:






             134
   130   131   132   133   134   135   136   137   138   139   140