Page 136 - Cuon 3
P. 136
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
+ Hợp đông thương mại quốc tế
+ Hợp đồng thương mại trong nước.
3. Nội dung hợp đồng
Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp
đồng. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
3.1. Chủ thể của hợp đồng
Thông thường trong hợp đồng, nội dung này thường được ghi nhận là
thông tin các bên. Một hợp đồng chỉ được xác lập khi có từ hai bên tham
gia thỏa thuận và xác lập. Do đó, nội dung về chủ thể của hợp đồng là cơ
bản và bắt buộc phải có:
Chủ thể của hợp đồng có thể là cá nhân, pháp nhân.
Chủ thể của hợp đồng không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề phát sinh, xác
lập hợp đồng mà còn liên quan đến tư cách của chủ thể ký hợp đồng, từ
đó ảnh hưởng đến quyết định có thể tuyên hợp đồng vô hiệu. theo đó, nếu
là cá nhân thì chính cá nhân đó ký; còn nếu chủ thể là pháp nhân thì phải
là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (phải kèm
theo văn bản ủy quyền).
Ngoài ra, việc xác định chủ thể hợp đồng còn giúp xác định đối tượng
của hợp đồng, từ đó xác định quyền và trách nhiệm cơ bản của chủ thể.m
3.2. Đối tượng của hợp đồng
Mỗi một hợp đồng đều có đối tượng cụ thể. Ví dụ như hợp đồng mua
bán tài hàng hóa thì đối tượng của hợp đồng là hàng hóa.
Trong hợp đồng phải ghi nhận đúng đối tượng mà các bên giao dịch;
ngoài ra để chắc chắn, các bên thường quy định về loại đối tượng, số
lượng, chất lương… đối tượng của hợp đồng.
135