Page 138 - Cuon 3
P. 138
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
thời dựa trên những quyền lợi chính đáng mà các bên đã thỏa thuận với
nhau để quyết định về điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên. Điều
khoản này có thể lăp lại những nghĩa vụ và cam kết của các bên tại các
điều khoản trước và nêu thêm các điều khoản ràng buộc nếu các bên xét
thấy cần thiết.
Thông thường, đối với từng loại hợp đồng cụ thể thì pháp luật có quy
định cơ bản nhất đối với quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hợp
đồng đó.
3.6. Thời hạn hợp đồng
Đây là điều khoản quan trọng đối với quá trình thực hiện hợp đồng
trên thực tế. Các bên nên thảo thuận cụ thể thời hạn bắt đầu có hiệu lực
của hợp đồng; Thời hạn thực hiện hợp đồng (thời gian giao hàng, thời
gian thực hiện dịch vụ,…); Thời điểm kết thúc hợp đồng.
3.7. Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
Để đảm bảo hơn quyền và lợi ích của các bên và đảm bảo việc thực
hiện đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng thì các bên nên thỏa thuận về
điều kiện phạt vi phạm và bồi thường thiêt hại.
Lưu ý: Luât Thương mại 2005 thì mức phạt vi phạm không quá 8%
giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm và chỉ được phạt vi phạm nếu
điều này được quy định trong hợp đồng. Cũng theo Luật này, nếu có thỏa
thuận phạt vi phạm thì các bên có thể áp dụng cả phạt vi phạm và bồi
thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thoả thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa
thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại
thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm. Do đó, vẫn khuyến
khích người soạn thảo hợp đồng nên làm rõ cả hai vấn đề trên bằng các
điều khoản và câu chữ.
137