Page 28 - Cuon 1
P. 28
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
ứng dụng được cài đặt trên thiết bị di động. Hoạt động TMĐT trên các
sàn giao dịch TMĐT và mạng xã hội trở nên phổ biến.
+ Quy mô thị trường TMĐT bán lẻ (B2C) tăng từ 2,2 tỷ USD năm
2013 lên 10 tỷ USD vào năm 2019. Với mức tăng trưởng ổn định 30%/
năm, doanh thu bán lẻ trực tuyến năm 2020 dự tính sẽ đạt 12 tỷ USD
(giai đoạn năm 2012- 2013) doanh thu TMĐT B2C chỉ xấp xỉ 2 tỷ USD.
Với tốc độ tăng trưởng này, Việt Nam đang là một trong những thị trường
TMĐT phát triển năng động nhất trong khu vực Đông Nam Á.
+ Tỷ lệ người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến năm 2019
đạt gần 67%. Các kênh mua sắm trực tuyến bao gồm website TMĐT
(68%), diễn đàn/mạng xã hội (51%), ứng dụng di động (41%).
+ Tính cả giai đoạn 2013 - 2019, tỷ lệ doanh nghiệp có website đạt
trung bình 43%, tỷ lệ doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch TMĐT đạt
trung bình 12%. Năm 2017, 39% doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng qua
website TMĐT, 41% doanh nghiệp sử dụng website TMĐT để đặt hàng .
1
Ngày 25/09/2021, Chính phủ vừa ban hành Nghị
định số 85/2021/NĐ-CP sửa đổi khoản 5 Điều 24 Nghị định
52/2013/NĐ-CP, có các nội dung mới tạo hành lang pháp lý cho
hoạt động thương mại điện tử như sau:
Thêm chủ thể của hoạt động thương mại điện tử là dịch vụ
logistic
Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 85/2021/NĐ-CP sửa đổi khoản 5
Điều 24 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định: “Các thương nhân,
tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ logistics và các dịch vụ
hỗ trợ khác cho hoạt động thương mại điện tử”. Như vậy, thương
1 Báo cáo Tổng kết tình hình thi hành Luật GDĐT của Bộ Công Thương.
27