Page 27 - Cuon 1
P. 27
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
Bốn là, triển khai kênh online marketing kết hợp marketing
truyền thống. Theo đó, cần xây dựng nội dung truyền thông, nội
dung để tương tác và đưa lên mạng xã hội, diễn đàn... Xây dựng các
website vệ tinh, các kênh bán hàng vệ tinh.
Đặc biệt là phải xây dựng hệ thống từ khóa liên quan đến sản
phẩm đang kinh doanh để cỗ máy tìm kiếm Google thuận tiện định
vị, giúp website hiển thị ở những vị trí đầu khi khách hàng tìm
kiếm. Xây dựng những báo cáo, phân tích khi khách hàng ghé thăm
các mục trên trang web, sử dụng công cụ phân tích báo cáo trực
tuyến của Google Analytics để hỗ trợ...
Năm là, lựa chọn và hoàn thiện việc thanh toán, giao nhận sản
phẩm trực tuyến. Lựa chọn các hình thức thanh toán thuận lợi cho
khách hàng như thanh toán chuyển khoản, thanh toán qua internet
banking, ví điện tử…
Các DNNVV nên cân nhắc việc lựa chọn đối tác giao hàng
chuyên nghiệp để thực hiện giao nhận sản phẩm, có chính sách đổi
lại sản phẩm nếu giao hàng không đúng chất lượng cam kết.
2.2. Phát triển thị trường thương mại điện tử
Luật GDĐT và các văn bản hướng dẫn đã có vai trò rất tích cực trong
việc tạo dựng hành lang pháp lý cũng như môi trường hỗ trợ cho sự phát
triển của TMĐT tại Việt Nam. TMĐT của nước ta bắt đầu hình thành giai
đoạn 2006- 2013. Thanh toán điện tử có nhiều tiến bộ từ năm 2007. Giai
đoạn 2013 đến nay, TMĐT phát triển khởi sắc, trở thành phương thức
hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp và người dân. Các mô hình hoạt
động của TMĐT đã hình thành rõ nét. TMĐT không chỉ hiện diện trên
nền tảng website mà còn hiện diện trên nền tảng di dộng thông qua các
26