Page 32 - Cuon 1
P. 32
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
chọn phương thức đàm phán hợp đồng qua email và gửi bưu điện/fax để
ký đóng dấu. 79,7% doanh nghiệp chọn phương thức gặp gỡ trực tiếp để
đàm phán giao kết hợp đồng. Doanh nghiệp đang dần tiếp cận với hình
thức giao kết hợp đồng bằng phương tiện điện tử mà đơn giản nhất là giao
kết hợp đồng qua email.
+ Giao kết theo phương thức truyền thống (gặp gỡ trực tiếp để đàm
phán và ký hợp đồng) chiếm tỷ lệ cao nhất về cả số lượng giao dịch và
tổng giá trị giao dịch (46,8% trên tổng số lượng giao dịch và 49,7% trên
tổng giá trị giao dịch). Đứng thứ hai là phương thức kết hợp giữa truyền
thống và điện tử (42,5% và 41,1%).
+ 59% doanh nghiệp tham gia khảo sát trả lời đã từng có tranh chấp
với đối tác về HĐĐT. Những tranh chấp này chủ yếu liên quan đến các
nhóm vấn đề: Giao hàng chậm với thời điểm đã cam kết trong hợp đồng
(60%), hàng hóa dịch vụ không đúng với hợp đồng đã ký (33,3%), khách
hàng không thực hiện thanh toán theo thỏa thuận (33,3%) 2
2.4. Chứng thực chữ ký số và chữ ký số
Triển khai thực thi Luật GDĐT và Nghị định số 26/2007/NĐ-CP
ngày 15/2/2007 của Chính phủ chi tiết thi hành Luật GDĐT về chữ ký
số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Bộ TT&TT thành lập Trung tâm
Chứng thực chữ ký số quốc gia trực thuộc Cục Ứng dụng CNTTT . Sau
3
7 năm thực hiện, nhằm tăng cường việc thực thi mức độ đảm bảo an toàn
cho các hình thức GDĐT, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
1592/QĐ-TTg ngày 09/9/2014 thành lập Trung tâm Chứng thực điện tử
quốc gia (NEAC) trực thuộc Bộ TT&TT. NEAC được thành lập trên cơ
sở tổ chức lại Trung tâm Chứng thực chữ ký số quốc gia, có chức năng
khai thác hạ tầng an toàn thông tin phục vụ hoạt động GDĐT, bao gồm
2 Báo cáo Tổng kết tình hình thi hành Luật GDĐT của Bộ Công Thương.
3 Quyết định số 891/QĐ-BTTTT ngày 13/6/2008.
31