Page 30 - Cuon 1
P. 30
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
- Mạng xã hội có một trong các hình thức hoạt động quy định
tại các mục nêu trên và người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trả
phí cho việc thực hiện các hoạt động đó.
Như vậy, từ ngày 01/01/2022, bên cạnh hình thức hoạt
động của sàn giao dịch thương mại điện tử thông qua website
như trước đây, thương nhân, tổ chức còn được thực hiện hoạt
động thương mại điện tử thông qua các mạng xã hội như:
Facebook, Zalo, Instagram... Theo đó, người tham gia trực tiếp
hoặc gián tiếp các hoạt động mua bán phải trả phí và thực hiện đăng
ký theo quy định.
Bổ sung trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp sàn
giao dịch thương mại điện tử
Khoản 16 Điều 1 Nghị định số 85/2021/NĐ-CP quy định chi
tiết về trách nhiệm của thương nhân về việc xử lý kịp thời khi phát
hiện hoặc nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp
luật trên sàn giao dịch thương mại điện tử, như: Đại diện cho người
bán nước ngoài trên sàn giao dịch thương mại điện tử giải quyết
các khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến hàng hóa, dịch
vụ do thương nhân nước ngoài cung cấp và có trách nhiệm thông
báo nghĩa vụ thuế của người bán nước ngoài khi tham gia sàn giao
dịch thương mại điện tử theo quy định của pháp luật Việt Nam; Là
đầu mối tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng
trong trường hợp một giao dịch thực hiện trên sàn giao dịch thương
mại điện tử có nhiều hơn 2 bên tham gia; Lưu trữ thông tin về các
giao dịch đặt hàng được thực hiện trên sàn giao dịch thương mại
điện tử theo quy định của pháp luật về kế toán... (Quy định trước
đây không nêu chi tiết các biện pháp mà thương nhân phải khắc
29