Page 33 - Cuon 1
P. 33
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
dịch vụ chứng thực chữ ký số và xác thực điện tử. Bên cạnh đó, Cục
Chứng thực số và Bảo mật thông tin được thành lập theo Nghị định số
09/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ, là đơn vị trực thuộc
Ban Cơ yếu Chính phủ. Cục có chức năng quản lý và sử dụng dịch vụ
chứng thực chữ ký số chuyên dùng.
Tính đến thời điểm 31/5/2020, có 15 tổ chức cung cấp dịch vụ chứng
thực chữ ký số (CA) công cộng được cấp phép, tăng 20% số lượng CA
công cộng được cấp phép so với cùng kỳ năm 2019. Lĩnh vực thuế, hải
quan điện tử và bảo hiểm xã hội điện tử tiếp tục duy trì mức độ ứng dụng
chữ ký số để bảo đảm phục vụ các hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.
Số lượng Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên
dùng là 04 Tổ chức chuyên dùng và 01 Tổ chức chuyên dùng an toàn
4
hoạt động. So với cùng thời điểm năm 2019, số lượng Tổ chức chuyên
dùng tăng 25% so với cùng thời điểm năm 2019. Số lượng chứng thư
số chuyên dùng Chính phủ đang hoạt động là 223.306, đã tăng 43,29%
so với cùng kỳ năm 2019. Việc sử dụng chữ ký số chuyên dùng cho văn
bản điện tử bảo đảm an toàn cho việc trao đổi văn bản điện tử giữa các
cơ quan nhà nước, tạo môi trường làm việc hiện đại, tiết kiệm thời gian
và chi phí, nâng cao hiệu quả công việc, tăng tính công khai, minh bạch
trong quản lý điều hành, góp phần tích cực trong việc cải cách hành chính
và phát triển chính phủ điện tử. Tỷ lệ văn bản điện tử áp dụng chữ ký số
trên tổng số văn bản chuyển qua mạng của các cơ quan, tổ chức đạt 95%.
Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia đã công bố Danh sách
các doanh nghiệp đã được cấp giấy phép dịch vụ chứng thực chữ ký
số công cộng ( tính đến tháng 5/2019, bao gồm:
1. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT-CA)
+ Giấy phép số: 595/GP-BTTTT
32