Page 23 - Cuon 1
P. 23
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
xã hội, cao nhất trong các công cụ trực tuyến; các vị trí tiếp theo lần
lượt là: Bán hàng qua website của DN (35%), qua ứng dụng di động
(22%), qua sàn giao dịch thương mại điện tử (18%).
- Hành vi của người tiêu dùng Việt Nam: Theo nghiên cứu của
Nielsen Việt Nam, xu hướng công nghệ trong 5 năm tới sẽ thay đổi
hành vi của người tiêu dùng Việt Nam. Theo đó, 55% người tiêu
dùng Việt Nam đã và sẽ sử dụng thiết bị có kết nối internet để mua
sắm nhanh và hiệu quả hơn.
Xu hướng phát triển thương mại điện tử của Việt Nam trong
thời gian tới
Thương mại điện tử tương tác bùng nổ: Sự bùng nổ của
mạng xã hội như Facebook, Zalo… kéo theo sự phát triển hình thức
mại điện tử tương tác. Sự kết hợp giữa thương mại điện tử và các
nền tảng mạng xã hội đã tăng tương tác giữa người bán và người
mua. Xu hướng này khuyến khích sự trao đổi, chia sẻ giữa những
người dùng khi trải nghiệm giao dịch mua bán trên mạng xã hội.
Dự báo, livestream vẫn là cách được sử dụng phổ biến nhất khi bán
hàng trên mạng xã hội, bởi tính tương cao và ngay tức thời giữa 2
đối tượng mua và bán…
Thanh toán di động: Việt Nam hiện có hơn 34 triệu người sử
dụng smartphone (dữ liệu từ Facebook và Tencent). Trong đó, 29%
người mua hàng thực hiện giao dịch online thông qua nền tảng di
động (Theo Global web Index, 2017). Vì vậy, xu hướng thương mại
điện tử trên nền tảng di động là điều tất yếu. Giải pháp thanh toán
di động sẽ trở thành sân chơi mới trong năm 2018.
Quản lý chuỗi cung ứng và hậu cần, kho vận: Logistics và
22