Page 24 - Cuon 1
P. 24
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
chuỗi cung ứng được xem xét là nền tảng cho sự phát triển bền
vững của thương mại điện tử. Tốc độ phát triển của thương mại
điện tử càng nhanh thì cuộc chiến logistics ngày càng khốc liệt. Vì
vậy, nhiều dịch vụ logistics bên thứ ba ra đời ứng dụng công nghệ
vào quy trình quản lý chuỗi cung ứng và hậu cần, kho vận, nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN. Hiện nay, bên cạnh
nhiều các tên tuổi lâu năm như Viettel Post, EMS… cũng đang
chứng kiến sự xuất hiện của nhiều DN mới như Giaohangnhanh,
Giaohangtietkiem, DHL, Ninja Van… làm cho thị trường này thêm
sôi nổi hơn.
Đáng chú ý, trong 6 tháng gần đây, người tiêu dùng Việt Nam sử
dụng các thiết bị di động được kết nối để đơn giản hóa trải nghiệm
với 43% mua sắm, 33% thanh toán hóa đơn trực tuyến, 35% đặt vé
máy bay, xem phim, đặt phòng khách sạn, 31% chuyển tiền. Về xu
hướng, có tới 68% người tiêu dùng đã và mong muốn sử dụng mua
sắm ảo.
Những khó khăn và thách thức
Mặc dù hiện nay, DNNVV chiếm số đông trong cộng đồng DN,
song vẫn còn nhiều hạn chế về năng lực quản lý, công nghệ, nguồn
nhân lực khi phải đổi mới công nghệ để tự động hóa, số hóa quá
trình sản xuất kinh doanh.
Do vậy, các DNNVV sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong Cách
mạng công nghiệp 4.0 nếu không kịp chuyển đổi. Trái với làn sóng
phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, hiện không ít DN vẫn
chưa có một cái nhìn đầy đủ về cơ hội này. Trên thực tế, chỉ 20%
DNNVV xây dựng website riêng để quảng bá kinh doanh. Trong
khi đó, 70% người tiêu dùng lên mạng tìm kiếm thông tin, địa chỉ
23