Page 29 - Cuon 1
P. 29
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
nhân cung cấp dịch vụ logistics chính thức được công nhận là chủ
thể của hoạt động thương mại điện tử. Đồng thời, trách nhiệm của
tổ chức cung cấp dịch vụ logistics trong quá trình giao dịch qua sàn
thương mại điện tử cũng được đề cập đến tại Nghị định số 85/2021/
NĐ-CP.
Bắt buộc công bố về chính sách kiểm hàng trên website thương
mại điện tử
Theo khoản 1 Điều 13 Nghị định số 85/2021/NĐ-CP, tất cả các
website thương mại điện tử phải công bố về chính sách kiểm hàng;
chính sách hoàn trả, bao gồm thời hạn hoàn trả, phương thức trả hoặc
đổi hàng đã mua, cách thức lấy lại tiền, chi phí cho việc hoàn trả này.
Như vậy, từ ngày Nghị định số 85/2021/NĐ-CP chính thức
có hiệu lực thi hành (ngày 01/01/2022), chính sách kiểm hàng khi
người dùng mua sản phẩm bắt buộc phải được thể hiện rõ ràng ở
trên website thương mại điện tử đó. Tuy nhiên, chính sách kiểm
hàng cụ thể sẽ theo quy định của từng website thương mại điện tử.
Facebook, Zalo, Instagram... trở thành website thương mại điện tử
Theo quy định tại khoản 15 Điều 1 Nghị định số 85/2021/NĐ-
CP, các hình thức hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử
sau khi được sửa đổi, bổ sung gồm:
- Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng để
trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ.
- Website cho phép người tham gia được mở tài khoản để thực
hiện quá trình giao kết hợp đồng với khách hàng.
- Website có chuyên mục mua bán, trên đó cho phép người
tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ.
28