Page 22 - Cuon 1
P. 22
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
đó 6,1% chưa tìm hiểu gì và chưa biết chuẩn bị như thế nào cho
những cơ hội và tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Ngoài ra, theo kết quả khảo sát, các DN, tổ chức cũng đề xuất,
Việt Nam nên tập trung vào một số ngành có lợi thế trong Cách mạng
công nghiệp 4.0 bao gồm: CNTT (89,9%), du lịch (45,7%), nông
nghiệp (44,9%), tài chính - ngân hàng (47%) và logistic (28,3%).
Điều này cho thấy, nhận thức về thương mại điện tử và cuộc Cách
mạng công nghiệp ngày càng rõ ràng hơn…
- Tiềm năng thị trường: Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế
số (Bộ Công Thương), Việt Nam được đánh giá là một trong những
quốc gia có mức tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới,
với tốc độ 35%/năm, cao gấp 2,5 lần so với Nhật Bản. Sự bùng nổ
của các ứng dụng thương mại điện tử tăng khả năng mua sắm trực
tuyến. Trong năm 2017, có hơn 210 website có nội dung liên quan
đến thương mại điện tử được thành lập. Doanh thu thương mại điện
tử bán lẻ năm 2017 đạt hơn 2 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 20%...
- Nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin: Nghiên cứu của Nielsen
Việt Nam cho thấy, hiện nay trung bình một người Việt Nam sở hữu
1,3 chiếc điện thoại, trong đó 70% là smartphone. Hạ tầng công
nghệ vững vàng là nền tảng để thương mại điện tử Việt Nam tạo ra
doanh số 4 tỷ USD trong năm qua.
- Hiệu quả bán hàng trực tuyến: Khảo sát về hoạt động thương
mại điện tử của các DN tại Việt Nam được Hiệp hội Thương mại điện
tử Việt Nam (VECOM) thực hiện trong 3 tháng (từ tháng 9-11/2017)
tại gần hơn 4.100 DN trên cả nước cho thấy, có tới 39% DN tham gia
khảo sát đánh giá cao hiệu quả bán hàng trực tuyến thông qua mạng
21