Page 177 - Cuon 1
P. 177
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
Thứ ba, trong quá trình 15 năm thực thi đã có nhiều Luật chuyên
ngành liên quan được ban hành như: Bộ Luật Dân sự, Bộ luật Hình sự,
Luật Đầu tư, Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng, v.v. và
các văn bản hướng dẫn. Nhiều quy định chồng chéo, mâu thuẫn hoặc
trùng lặp với các quy định chuyên ngành.
Từ kết quả tổng kết gần 15 năm thực thi Luật Giao dịch điện tử (2005)
cho thấy đến nay Luật đã bộc lộ nhiều hạn chế. Trong đó, có nhiều nội
dung cần phải được sửa đổi, bổ sung mới có thể giải quyết được. Ngoài
ra, bối cảnh và yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới cũng
đòi hỏi Luật phải được bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện hành lang pháp
lý đáp ứng cuộc CMCN 4.0 và công cuộc chuyển đổi số của quốc gia
theo đúng định hướng mà Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định. Việc sửa
đổi, bổ sung Luật Giao dịch điện tử (2005) nhằm xây dựng Luật trở thành
nền tảng pháp lý điều chỉnh các vấn đề chung phát sinh trong giao dịch
trên môi trường điện tử theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng và tự
chịu trách nhiệm giữa các bên tham gia, tạo hành lang pháp lý ghi nhận
và bảo vệ quyền của tổ chức, cá nhân trong giao dịch điện tử, góp phần
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.
2. Một số góp ý
2.1. Về tuyên truyền luật Giao dịch điện tử
Công tác quản lý nhà nước về GDĐT cần được chú trọng hơn nữa.
Luật GDĐT sửa đổi cần làm rõ trách nhiệm của cơ quan chủ trì và cơ
quan phối hợp chuyên ngành nhằm bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong
quản lý nhà nước, kiểm tra đánh giá năng lực cung cấp dịch vụ của các hệ
thống thông tin phục vụ GDĐT, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
và giải quyết tranh chấp, khiếu nại phát sinhtrong quá trình triển khai.
176