Page 174 - Cuon 1
P. 174
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn, an ninh thông tin. Do vậy,
cần nghiên cứu, xây dựng và bổ sung trong Luật GDĐT sửa đổi nội dung
quy định về danh tính số, định danh và xác thực điện tử.
Thứ tư, các quy định về giao kết và hợp đồng điện tử trong Luật Giao
dịch điện tử (2005) còn chung chung, đặc biệt là các quy định mang tính
chất đặc thù trong hoạt động giao kết như: quy trình, thủ tục giao kết hợp
đồng điện tử, quy định về giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử, điều kiện
có hiệu lực, hợp đồng có hiệu lực và hợp đồng vô hiệu khi tiến hành dưới
hình thức điện tử. Ngoài ra, các vấn đề phát sinh trong giao kết hợp đồng
điện tử trong qua trình triển khai như: giá trị pháp lý của một đề nghị giao
kết hợp đồng, giá trị pháp lý của hợp đồng thông minh, giao dịch điện tử
xuyên biên giới, các phương thức thanh toán… còn chưa có quy định để
giải quyết các bất cập trong quản lý việc xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm
thông tin số, hoạt động thương mại điện tử trên mạng xã hội, nền tảng
thiết bị di động, v.v…
Luật chưa có quy định liên quan đến điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng điện tử: Luật không đề cập đến điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
điện tử; hoặc dẫn chiếu, kết nối với các quy định trong thực hiện hợp
đồng điện tử với hệ thống pháp luật về hợp đồng và giao kết hợp đồng nói
chung. Luật chưa có quy định về giao dịch vô hiệu. Các văn bản hướng
dẫn thi hành Luật cũng không quy định cụ thể về điều kiện có hiệu lực
của hợp đồng điện tử, cũng như các trường hợp hợp đồng điện tử bị coi là
vô hiệu giao dịch vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng điện tử/giao
dịch vô hiệu.
Thực tế, khi vận hành sàn giao dịch thương mại điện tử, có những
trường hợp sàn phát hiện có giao dịch bất thường thông qua các biện
pháp nghiệp vụ, nhưng không có cơ sở để hủy giao dịch (trường hợp
173