Page 179 - Cuon 1
P. 179

PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
             MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM



             phục vụ chính phủ điện tử và TMĐT; hoàn thiện khung pháp lý về quản
             trị dữ liệu, chia sẻ dữ liệu nhằm bảo đảm tính hiệu quả và an toàn trong

             khai thác dữ liệu phục vụ hoạt động kinh tế - xã hội.

                  2.2. Một số góp ý về sửa đổi luật giao dịch điện tử


                  Thứ nhất: mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật GDĐT theo hướng
             không loại trừ đối với “ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,

             quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy
             đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu

             và các giấy tờ có giá khác” được quy định tại Điều 1 Luật GDĐT. Pháp

             luật chuyên ngành sẽ quy định có cho phép việc thực hiện GDĐT trong
             các lĩnh vực chuyên ngành cụ thể, tùy thuộc vào sự phát triển của CNTT

             và chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ. Phạm vi điều chỉnh của
             Luật sửa đổi sẽ bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời sống, kinh tế, xã hội.

             Việc mở rộng phạm vi điều chỉnh sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho ứng dụng
             GDĐT trong toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội. Từ đó,tạo điều kiện thuận

             lợi cho công cuộc chuyển đổi số của đất nước, phát triển chính phủ điện

             tử, thương mại điện tử.

                  Thứ hai, quy định bảo đảm giá trị pháp lý của GDĐT

                  Quy định rõ ràng, phân biệt các khái niệm thông điệp dữ liệu, thông

             điệp dữ liệu an toàn, chữ ký điện tử, chữ ký điện tử an toàn. Đồng thời,

             Luật GDĐT (sửa đổi) cần quy định rõ các điều kiện, tiêu chuẩn để chữ
             ký điện tử được xác định là chữ ký điện tử an toàn và thông điệp dữ liệu

             được xác định là thông điệp dữ liệu an toàn.

                  Quy định cụ thể, rõ ràng hơn trong Luật GDĐT sửa đổi các cấp độ

             chữ ký điện tử, giá trị pháp lý theo từng cấp độ và các trường hợp sử dụng
             để chữ ký điện tử có tính ứng dụng cao, phù hợp với nhu cầu đa dạng của

             các GDĐT.





             178
   174   175   176   177   178   179   180   181   182   183