Page 181 - Cuon 1
P. 181
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
pháp luật có nội dung rõ ràng, tương thích, nhất quán, không mâu thuẫn,
không chồng chéo, không phủ định nhau. Nội dung tính thống nhất của
pháp luật hợp đồng thể hiện ở những điểm cơ bản sau: các nguyên tắc,
chế định, quy phạm pháp luật được sắp xếp một cách khoa học, logic, cụ
thể, không mâu thuẫn, chồng chéo về nội dung. Trong đó, đòi hỏi các văn
bản pháp luật phải được sắp xếp theo trật tự giá trị hiệu lực của văn bản,
các quy định trong các văn bản chuyên ngành không được trái với văn
bản pháp luật chung. Vấn đề GKHĐ điện tử được quy định tại Chương
IV Luật GDĐT năm 2005 với 6 điều, từ Điều 33 đến Điều 38, cùng với
các Điều 17, 18, 19 và 20 hướng dẫn về việc gửi, nhận thông điệp dữ liệu
như một quy trình để GKHĐ điện tử nói chung và hợp đồng TMĐT nói
riêng. Tuy nhiên, có thể thấy, các quy định này còn sơ sài và chưa bao
quát được hết các vấn đề pháp lý phát sinh khi GKHĐ TMĐT trong giai
đoạn hiện nay. Có thể đặt ra hàng hoạt những câu hỏi chưa thể giải đáp rõ
ràng như: yếu tố xác định một đề nghị GKHĐ điện tử là bảo mật? Trong
trường hợp người đề nghị GKHĐ điện tử đã gửi đề nghị giao kết nhưng
sau đó muốn thu hồi lại đề nghị đó thì phải làm như thế nào, khi các thao
tác qua phương tiện điện tử gần như “tức thời”? Thế nào được coi là một
chấp nhận đề nghị GKHĐ điện tử? ...Tất cả những vấn đề trên chưa được
quy định trong Luật GDĐT năm 2005, cho đến Nghị định 57/2006/NĐ-
CP hay Nghị định 52/2013/NĐ-CP sau này đều chưa giải đáp cụ thể. Rõ
ràng, việc bổ sung những quy định cụ thể hóa, hướng dẫn việc GKHĐ
điện tử nói chung và GKHĐ TMĐT nói riêng là rất cần thiết.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử
Do các chủ thể trong giao kết hợp đồng điện tử nói chung đều không
gặp nhau trực tiếp để tiến hành đàm phán, giao kết hợp đồng, vậy làm sao
để xác nhận chính chủ thể đó là người đã đàm phán, giao kết hợp đồng,…
180