Page 172 - Cuon 1
P. 172
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
yêu cầu về giá trị pháp lý, xác thực và bảo đảm an toàn cho hồ sơ điện tử.
Mặt khác, các quy định về giá trị pháp lý, chứng cứ của thông điệp dữ liệu
còn chưa rõ ràng. Để thực thi quy định về giá trị pháp lý, chứng cứ của của
thông điệp dữ liệu, Luật cần quy định rõ các nội dung liên quan đến đảm
bảo tính toàn vẹn của của thông điệp dữ liệu và đảm bảo tính chống chối bỏ
của của thông điệp dữ liệu (quy định về các yếu tố: thời gian, địa điểm gửi,
nhận thông điệp dữ liệu, thời điểm ký thông điệp, lưu trữ, các hình thức thể
hiện của thông điệp dữ liệu… còn thiếu hoặc có quy định nhưng chưa phù
hợp với thực tiễn). Ngoài ra, Luật chưa có quy định làm rõ giá trị pháp lý và
chứng cứ của thông điệp dữ liệu khi được lưu trữ và của thông điệp dữ liệu
đã được chuyển đổi với bản giấy. Các quy định về giá trị pháp lý của chữ
ký điện tử, chứng thực chữ ký điện tử chưa phù hợp với thực tiễn và chưa
có quy định về các cấp độ chữ ký điện tử, giá trị pháp lý theo từng cấp độ,
các trường hợp sử dụng để chữ ký điện tử có tính ứng dụng cao, phù hợp
với nhu cầu đa dạng của các giao dịch điện tử.
Khoản 1 Điều 21 Luật GDĐT 2005 quy định: “Chữ ký điện tử được
tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác
bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông
điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác
nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu
được ký”. Như vậy, chữ ký điện tử có thể có nhiều hình thức như chữ ký
số, nhận dạng chữ viết tay, nhận dạng sinh trắc học (vân tay, mống mắt,
khuôn mặt, v.v.), nhận dạng giọng nói, v.v.
Khoản 3 Điều 24 Luật GDĐT quy định “Chính phủ quy định cụ thể
việc quản lý và sử dụng chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức”. Tuy nhiên,
cho đến thời điểm này, Chính phủ mới chỉ ban hành các quy định về chữ
ký số tại Nghị định 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 quy định chi tiết
171