Page 182 - Cuon 1
P. 182
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
mà không có sự giả tạo, gian dối. Nhằm mục đích đó, pháp luật đã quy
định về hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử. Hợp đồng điện tử đang
ngày càng phổ biến ngày nay, đặc biệt là loại hình hợp đồng thương mại
điện tử phổ biến song song với sự phát triển, lan rộng của thương mại
điện tử. Do đó, hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử đóng vai trò quan
trọng hơn bao giờ hết khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử. Các
thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử cần
thực hiện các nghĩa vụ của mình theo luật định nhằm đảm bảo tính an
toàn, bảo mật của các hợp đồng điện tử.
Thứ năm, đảm bảo an toàn, bảo mật trong giao dịch điện tử
Do chữ ký số và dịch vụ chứng thực điện tử là căn cứ để đảm bảo an
toàn cho việc truyền thông tin trên mạng, việc sử dụng chữ ký số và dịch
vụ chứng thực điện tử mà các giao dịch liên quan đến tài chính như ngân
hàng, thuế, bảo hiểm,… và những giao dịch yêu cầu tính pháp lý cao có
thể được thực hiện qua mạng Internet khi dịch vụ này được triển khai.
Các giao dịch điện tử dù giữa cá nhân với doanh nghiệp (B2C) hay giữa
doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) sẽ không thể thực sự phát triển
đúng với tiềm năng của nó nếu không có chữ ký điện tử hay chữ ký số,
điều này cũng dễ hiểu như trong thương mại truyền thống, không thể có
các giao dịch lớn nếu hai bên không có con dấu, chữ ký và các phương
tiện đảm bảo và hỗ trợ việc ký kết các hợp đồng có giá trị lớn. Tuy nhiên,
việc phát triển dịch vụ chứng thực điện tử ở Việt Nam cần phải được tiến
hành sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế, trình độ của cơ quan quản lý,
và người sử dụng hiện nay, đảm bảo tính khả thi và đem lại hiệu quả thiết
thực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
181