Page 178 - Cuon 1
P. 178
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Luật GDĐT, nâng cao
nhận thức của lãnh đạo, các cơ quan, tổ chức và người dân trong ứng
dụng GDĐT rộng khắp. Việc tuyên truyền cần được đổi mới để người
dân có kiến thức, kỹ năng về bảo đảm an toàn cho bản thân khi tham gia
ứng dụng GDĐT. Đồngthời, Luật GDĐT sửa đổi cần được hoàn thiện
để bảo đảm tính tin cậy cho các giao dịch, từ đó xây dựng niềm tin cho
người dân trên môi trường điện tử.
Thiết lập cơ chế “lắng nghe” phản hồi từ người dân, doanh nghiệp
về việc triển khai, áp dụng các quy định về GDĐT và tình hình ứng dụng
GDĐT, trong đó bao gồm các loại hình GDĐT mới. Trên cơ sở đó kịp
thời điều chỉnh, bổsung các quy định liên quan tới GDĐT để đáp ứng,
phù hợp với yêu cầu củathực tế. Cơ chế “lắng nghe” này có thể được thực
hiện thông qua công tác quản lý của các cơ quan và thông qua các hiệp
hội nghề nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Tăng cường hiệu quả công tác thực thi, phối hợp giữa Bộ TT&TT với
các cơ quan quản lý chuyên ngành trong ứng dụng và phát triển GDĐT,
cân bằng giữa quản lý chuyên ngành và bảo đảm chất lượng hạ tầng kỹ
thuật của các hệ thống phục vụ GDĐT; tăng cường công tác giám sát
bảo đảm chất lượng cung cấp dịch vụ của các tổ chức trung gian phục vụ
GDĐT.
Hoàn thiện quy định pháp lý còn chưa rõ, hoặc thiếu trong Luật
GDĐT để tạo hành lang pháp lý đẩy đủ bảo đảm tính tin cậy cho giao
dịch trên môi trường điện tử.
Hoàn hiện khung pháp lý về bảo vệ dữ liệu nhằm bảo vệ dữ liệu và
quyền riêng tư của công dân và tổ chức, hạn chế việc thu thập và cố tình
lạm dụng thông tin cá nhân của người dùng, đồng thời tăng cường trách
nhiệm của các bên tham gia trong bảo vệ dữ liệu phát sinh trong giao dịch
177