Page 176 - Cuon 1
P. 176
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
đã triển khai nền tảng kết nối, liên thông các hệ thống thông tin (NGSP),
nền tảng thanh toán dịch vụ công trực tuyến trung gian (PayGov). Với
mô hình mới, hệ thống thông tin không kết nối trực tiếp với nhau mà kết
nối qua nền tảng kết nối. Giao dịch thanh toán không qua ngân hàng mà
qua nền tảng thanh toán điện tử. Với sự thay đổi về mô hình giao tiếp nêu
trên Luật giao dịch điện tử hiện hành chưa cụ thể hóa được trách nhiệm
của các bên tham gia giao dịch theo mô hình mới.
Thứ chín, cuộc các mạng công nghiệp 4.0 diễn ra với việc ứng dụng
thành quả công nghệ đột phá: Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Bigdata),
trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối/sổ cái phân tán (blockchain). Việc ứng
dụng công nghệ nêu trên sẽ tạo nên đột phá về mô hình quản lý và kinh
doanh. Đồng thời cũng thay đổi khái niệm về thông điệp dữ liệu/thông
điệp dữ liệu an toàn trong Luật. Do vậy cần xem xét công nhận giá trị
pháp lý của cặp khóa công khai và khóa bí mật sử dụng công nghệ sổ cái
phân tán như blockchain.
Các bất cập bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu:
Thứ nhất, Luật Giao dịch điện tử (2005) được xây dựng vào thời
điểm ngành công nghệ thông tin của Việt Nam cũng như hoạt động giao
dịch điện tử, Chính phủ điện tử và thương mại điện tử chưa phát triển.
Sau 15 năm, ứng dụng công nghệ mới trong giao dịch điện tử đã phát sinh
những vấn đề mới mà Luật Giao dịch điện tử (2005) chưa quy định.
Thứ hai, sau 15 năm triển khai, đất nước có nhiều tiến bộ về kinh tế
và xã hội. Đất nước ta hội nhập sâu rộng hơn với sự tham gia các hiệp
định thương mại tự do như: hiệp định trong khuôn khổ WTO, AFTA,
CPTPP, EVFTA, v.v. Trong giai đoạn mới, cuộc CMCN 4.0 đang diễn
ra với công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, chính phủ số đặt ra
nhiều thách thức về chính sách và mô hình quản lý giao dịch điện tử.
175