Page 173 - Cuon 1
P. 173
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
thi hành Luật GDĐT về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số chưa
ban hành quy định cho các loại chữ ký điện tử khác.
Thực tế cho thấy chi phí cho các giải pháp chữ ký số khá cao đối với
nhu cầu sử dụng của khách hàng cá nhân và là một khoản đầu tư lớn đối
với các cơ quan tổ chức. Vì vậy, việc triển khai chữ ký số hiện nay còn
hạn chế. Việc áp dụng các hình thức xác thực khác (sinh trắc học, tocken,
OTP, v.v.) thiếu căn cứ pháp lý, giá trị pháp lý khi xảy ra tranh chấp.
Khoảng trống trong quy định về chữ ký điện tử gây nên sự hiểu lầm, coi
chữ ký điện tử chính là chữ ký số; dẫn đến các văn bản quy định, hướng
dẫn về áp dụng chữ ký điện tử, chữ ký số sử dụng không đúng khái niệm;
hiểu lầm chỉ có chữ ký số có đủ giá trị pháp lý, dẫn đến hạn chế sự phát
triển của GDĐT.
Thứ ba, Luật GDĐT thiếu quy định về danh tính số, xác thực điện tử:
Luật GDĐT không quy định về định danh điện tử. Tuy nhiên thực tế nhu
cầu có để xác minh các bên tham gia GDĐT hiện đang trở nên bức thiết.
Trong giao dịch thương mại điện tử, việc định danh và xác thực mang
tính chất sống còn đối với sàn thương mại điện tử.
Trong pháp luật dân sự việc định danh và xác thực các cá nhân, tổ
chức dựa trên một số giấy tờ đã được quy định như chứng minh nhân dân,
thẻ căn cước công dân, hộ chiếu (đối với cá nhân), hoặc các giấy đăng
ký kinh doanh, quyết định thành lập, v.v. (đối với tổ chức). Đối với hoạt
động giao dịch điện tử hiện chưa có các quy định, chưa có phương thức
để định danh và xác thực các cá nhân, tổ chức khi tham gia các giao dịch
trên môi trường điện tử. Nhằm đáp ứng như cầu theo thực tế phát triển,
nhiều bộ, ngành, địa phương đang tự quy định và xây dựng danh tính số
cũng như quy trình định danh và xác thực điện tử riêng. Điều này không
chỉ gây lãng phí tài nguyên, khó khăn trong quản lý và sử dụng hệ thống
172