Page 175 - Cuon 1
P. 175
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
sàn phát hiện giao dịch có tính chất lừa đảo do giá bán iPhone giá rẻ bất
thường, nhưng khi hủy giao dịch để bảo vệ người tiêu dùng thì bị người
tiêu dùng kiện ngược là “vì sàn hủy giao dịch nên tôi không mua được
iPhone giá rẻ”).
Thứ năm, các quy định của Luật Giao dịch điện tử (2005) còn ở mức
nguyên tắc chung, không đủ cụ thể để áp dụng trong thực tế. Giao dịch
điện tử của các cơ quan nhà nước đã phát triển mạnh mẽ (dịch vụ công
trực tuyến, gửi nhận văn bản điện tử, trao đổi dữ liệu, v.v.) nhưng chủ yếu
được điều chỉnh bởi các văn bản dưới Luật và cần phải được rà soát, bổ
sung, chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế phát triển.
Thứ sáu, Luật Giao dịch điện tử (2005) có một số quy định về an ninh,
an toàn, bảo vệ, bảo mật giao dịch điện tử. Tuy nhiên Luật An toàn thông
tin mạng năm 2015 và Luật An ninh mạng năm 2018 đã có nhiều quy định
cụ thể về an toàn thông tin mạng và an ninh mạng cho các giao dịch điện tử,
dẫn đến của các quy định về an ninh, an toàn, bảo vệ, bảo mật trong Luật
Giao dịch điện tử (2005) không còn giá trị áp dụng thực tế.
Thứ bảy, các khía cạnh liên quan đến tranh chấp của giao dịch truyền
thống được quy định khá chi tiết trong nhiều luật khác nhau. Quy định các
vấn đề liên quan trong giải quyết tranh chấp của giao dịch điện tử trong
Luật Giao dịch điện tử (2005) còn thiếu hoặc chưa có các quy định dẫn
chiếu cụ thể đến các Luật chuyên ngành về phương thức giải quyết tranh
chấp đặc thù, liên quan đến việc ký kết và thực hiện giao dịch điện tử.
Thứ tám, khi chuyển đổi số, các nền tảng số (digital platform) đóng
vai trò quan trọng, hỗ trợ tương tác với người dùng ở nhiều cấp độ khác
nhau. Khi đó, khái niệm “Người trung gian” trong Luật Luật Giao dịch
điện tử (2005)đã thay đổi. Đó không chỉ là cơ quan, tổ chức mà là các nền
tảng số như: Grab, AirBnB, Linkedln v.v. Trong thời gian qua, Bộ TT&TT
174