Page 171 - Cuon 1
P. 171
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
PHẦN III.VƯỚNG MẮC, KHÓ KHĂN VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
Luật GDĐT 2005 bao gồm: 8 Chương (Quy định chung, Thông điệp
dữ liệu, Chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử, Giao kết và thực
hiện hợp đồng điện tử, GDĐT của cơ quan nhà nước, An ninh, an toàn,
bảo vệ, bảo mật trong GDĐT, Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm,
Điều khoản thi hành), và 54 điều mang tính chất luật khung, nguyên tắc
đối với các vấn đề kỹ thuật của giao dịch trên môi trường điện tử. Triển
khai thi hành Luật GDĐT ngay khi có hiệu lực pháp lý, Chính phủ, các cơ
quan, tổ chức đã khẩn trương tiến hành công tác tổ chức, triển khai nhằm
đưa Luật vào cuộc sống.
1. Các bất cập, hạn chế trong quy định của Luật Giao dịch điện
tử 2005
Thứ nhất, phạm vi điều chỉnh chưa phù hợp với thực tiễn ứng dụng
và phát triển giao dịch điện tử hiện nay. Luật Giao dịch điện tử (2005)
loại trừ không áp dụng giao dịch điện tử đối với một số hoạt động cụ thể
trong các lĩnh vực tư pháp, đất đai, xây dựng, tài chính. Việc loại trừ này
có thể gây khó khăn cho việc triển khai dịch vụ công trực tuyến cũng như
triển khai các dịch vụ giao dịch điện tử trong các lĩnh vực thuộc phạm vi
kể trên.
Thứ hai, Luật Giao dịch điện tử (2005) thiếu quy định về giá trị pháp
lý của giao dịch điện tử: thông điệp dữ liệu an toàn, chữ ký điện tử và
chứng thực chữ ký điện tử, định dạnh và xác thực điện tử, dịch vụ tin cậy
và nhà cung cấp dịch vụ tin cậy. Thực tế, giao dịch điện tử trong lĩnh vực
ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, hải quan luôn tồn tại hồ sơ điện tử và
170