TỌA ĐÀM DUY TRÌ MẠNG LƯỚI TƯ VẤN PHÁP LUẬT CHO DOANH NGHIỆP CHUYÊN ĐỀ VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP TẠI VĨNH PHÚC

Thực hiện kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2019, nằm trong khuôn khổ thực hiện Đề án thiết lập mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, thuộc Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020 ( gọi tắt là Chương trình 585), được sự đồng ý của Ban quản lý Chương trình. Ngày 26/7/2019 Trung tâm hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã phối hợp với Hội doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc và các Sở ngành có liên quan tổ chức “ Tọa đàm giữa các công tác viên tham gia Mạng lưới Tư vấn pháp luật với doanh nghiệp về giải pháp duy trì mạng lưới TVPL cho doanh nghiệp và trao đổi chuyên đề về thực thi pháp luật về lao động trong doanh nghiệp”

Tham dự hội nghị có 93 đại biểu đến từ các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh tại Vĩnh Phúc, đại diện Hội doanh nghiệp tỉnh, Đoàn luật sư, một số chi hội doanh nghiệp các huyện, các luật sư, luật gia, cộng tác viên tham gia mạng lưới TVPL,  Đại diện lãnh đạo Trung tâm  hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực và Lãnh đạo Trung tâm tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp thuộc Hội doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc và  chuyên gia, đồng chủ trì hội nghị.

Hội nghị đã được nghe đại diện lãnh đạo Trung tâm hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực, thành viên Ban soạn thảo và Tổ Biên tập Nghị định, trình bày về quá trình xây dựng và ban hành Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, thay thế  Nghị định số 66/2008/NĐ – CP, theo đó Nghị định được ban hành trên cơ sở căn cứ vào khoản 3 Điều 14 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 quy định: các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, tổ chức, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện các hoạt động sau đây để hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: a) Xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về pháp luật; b) Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý để cung cấp thông tin, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tư vấn pháp luật. Trên cơ sở đó Luật đã giao Chính phủ hướng dẫn thi hành điều này.

Một trong những nội dung quan trọng của hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp là việc Thiết lập mạng lưới TVPL cho doanh nghiệp, hoạt động này  sẽ được căn cứ và cả Nghị đinh số 55/2019/NĐ CP và Nghị định số 39/2018/NĐ –CP về hướng dẫn một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và thông tư số 06/TT – BKHĐT ngày 29/3/2019 hướng dẫn việc tổ chức và hoạt động của mạng lưới tư vấn viên; hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua mạng lưới tư vấn viên theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Sau khi nghe giới thiệu những nội dung mới về Nghị định 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Thông tư 06/TT – BKHĐT ngày 29/3/2019 hướng dẫn việc tổ chức và hoạt động của mạng lưới tư vấn viên; hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua mạng lưới tư vấn viên, các đại biểu và tư vấn viên đã thảo luận chuyên đề “Chính sách pháp luật về lao động, những vấn đề liên quan đến thực thi Luật lao động trong doanh nghiệptrong đó có nội dung liên quan đến sửa đổi Bộ Luật lao động. Các đại biểu thuộc giới sử dụng lao động: Hy vọng rằng, Bộ Luật lao động sữa đổi lần này đáp ứng được kỳ vọng của các chủ thể tham gia quan hệ lao động, phù hợp với những cam kết quốc tế về lao động, phù hợp với điều kiện, trình độ phát triển của nền kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam. Mục tiêu là phải đảm bảo: Bộ Luật sửa đổi phải tiến bộ hơn, khả thi hơn, hiệu lực, hiệu quả trong thực thi và xác lập được quan hệ lao động hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cả người lao động, người sử dụng lao động, vừa góp phần nâng cao chất lượng việc làm, mức sống của người lao động nhưng không làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện nay, việc Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa năng suất lao động với tiền lương nghiệp và vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là cốt lõi của năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Nếu doanh nghiệp Việt suy giảm năng lực cạnh thì chắc chắn chúng ta sẽ nhận phần thua thiệt trong hội nhập và sẽ rất khó khăn trong tạo ra việc làm mới, nâng cao chất lượng việc làm và thu nhập cho người Việt.

Trên cơ sở các nội dung các diễn giả trình bày các đại biểu đã thảo luận, phản ánh và đặt ra câu hỏi, với các chuyên gia và tư vấn viên. Trên cơ sở các quy định của pháp luật có liên quan và tình hình thực tiễn ở địa phương các chuyên gia và các tư vấn viên đã có những câu trả lời xác đáng, đáp ứng một phần yêu cầu của đại biểu dự hội nghị đối thoại. Các đại biểu đánh giá cao về chất lượng tổ chức cũng như nội dung của hội nghị./.

Ý kiến của bạn

   Mã xác nhận  

Các tin khác