Page 165 - Cuon 4
P. 165
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an
toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc, tạo điều kiện
để làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh lao động, bảo đảm các điều kiện
làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động. Người lao động được được đào
tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động, cung cấp thông tin đầy đủ về các
yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và thực hiện chế độ bảo hộ lao
động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử
dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng
đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được trả
phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được
trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện
để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Nhiều doanh nghiệp đã tích cực cải thiện điều kiện làm việc, môi trường lao
động; từng bước xây dựng văn hóa về an toàn lao động; chủ động phòng ngừa,
ngăn chặn bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an toàn tính
mạng, sức khỏe cho người lao động.
Đối với an toàn, vệ sinh lao động với việc làm bền vững nói riêng, sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương nói chung: Các hoạt động thúc
đẩy an toàn, vệ sinh lao động cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp
thuộc khu vực kinh tế tư nhân được chú trọng, triển khai và có sự đầu tư, quan
tâm đến chất lượng. Các doanh nghiệp có ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp đã tăng cường đầu tư máy, thiết bị, đổi mới công
nghệ để cải thiện điều kiện lao động; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; thực
hiện tốt các chế độ chính sách... Số lượng các doanh nghiệp áp dụng hệ thống
quản lý an toàn, vệ sinh lao động ngày một tăng thêm.
I. VƯỚNG MẮC BẤT CẬP CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
CÔNG TÁC ATVSLĐ
1. Về quyền, nghĩa vụ của người lao động (kể cả khu vực không có quan
hệ lao động) và người sử dụng lao động.
Đối với người lao động có quan hệ lao động: Hiện tại đã có đầy đủ quy
định, chưa có bất cập, hạn chế.
Đối với người lao động không có quan hệ lao động: Công tác quản lý
164