Page 167 - Cuon 4
P. 167

PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
             MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM



                  5.  Việc tổ chức chế độ bồi dưỡng hiện vật và mối quan hệ với công tác đo
             kiểm môi trường lao động, và nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

                  Hiện nay đã có đầy đủ quy định về bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao
             động và công tác đo kiểm môi trường lao động. Tuy nhiên cần mở rộng hơn về
             cách thức thực hiện cho doanh nghiệp và người lao động lựa chọn.

                  6.  Việc tổ chức trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.

                  Hiện tại đã có đầy đủ quy định, chưa có bất cập, hạn chế. Tuy nhiên cần
             bổ sung danh mục trang bị bảo vệ cá nhân cho người lao động trong bối cảnh
             dịch COVID-19

                  7.  Quản lý máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh
             lao động.

                  Quản lý máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh
             lao động, hiện nay cơ bản đã được quản lý, kiểm soát. Tuy nhiên với các đối
             tượng phi kết cấu, công tác kiểm định và khai báo sử dụng chưa được đầy đủ.

                  Điều 33 Luật ATVSLĐ 2015 quy định về trách nhiệm của các Bộ trong
             việc quản lý nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt
             về an toàn, vệ sinh lao động. Theo đó, mỗi Bộ có trách nhiệm xây dựng chi tiết
             Danh mục và ban hành các quy trình kiểm định máy, thiết bị, vật tư các loại
             máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

             thuộc thẩm quyền cũng như tổ chức kiểm tra hoạt động kiểm định thuộc thẩm
             quyền quản lý nhà nước. Điều này giúp phân định trách nhiệm cụ thể của từng
             bộ nhưng lại gây khó khăn cho doanh nghiệp làm trong lĩnh vực kiểm định, do
             họ phải đáp ứng nhiều quy định của các bộ trong trường hợp doanh nghiệp có
             năng lực kiểm định nhiều loại thiết bị thuộc nhiều ngành nghề.

                  Ngoài ra, khi các Bộ ban hành các văn bản, hướng dẫn thực hiện gây ra sự
             trùng lắp, chồng chéo văn bản giữa các Bộ, gây phiền hà về thủ tục cho doanh
             nghiệp khi thực hiện nội dung này.

                  8.  Quản lý, chăm sóc sức khỏe người lao động, giám định suy giảm khả
             năng lao động.

                  Người sử dụng lao động đã quan tâm đến công tác khám sức khỏe định kỳ
             và khám phát hiện BNN cho người lao động. Tuy nhiên đối với việc xác định,
             thực hiện chế độ BNN đối với người lao động vẫn còn nhiều khó khăn.




             166
   162   163   164   165   166   167   168   169   170   171   172