Page 169 - Cuon 4
P. 169

PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
             MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM



                  Hiện tại đã có tương đối đầy đủ quy định. Tuy nhiên cần xem xét để bổ
             sung các quy định sao cho việc thực hiện quản lý, hỗ trợ đối với các đối tượng
             này để hiệu quả hơn vì đây cũng là một nguồn lực to lớn, quan trọng .

                  12. An toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh (Tổ chức
             bộ máy và phân định quyền, trách nhiệm).

                  Hiện tại quy định, hướng dẫn đã tương đối đầy đủ như các quy định đối
             với bộ máy tổ chức của cơ sở đã có các yêu cầu về số lượng, đối tượng, trình
             độ. Thực tế rất nhiều Doanh nghiệp, cơ sở chưa đáp ứng được các yêu cầu này.
             Cán bộ ATVSLĐ ( trừ các doanh nghiệp thuộc một số ngành nghề đặc thù,
             thuộc khối ngành nghề kỹ thuật như xây dựng, hóa chất…có cán bộ ATVSLĐ

             có chuyên môn kỹ thuật), phần lớn không có chuyên môn kỹ thuật (hành chính,
             nhân sự…). Mạng lưới ATVSV còn hình thức chưa có hoạt động, vai trò thực
             tế trong quản lý ATVSLĐ. Vì vậy cần thiết phải có các quy định phù hợp nhằm
             nâng cao khả năng quản lý công tác ATVSLĐ tại doanh nghiệp.

                  13. Các phương án, kế hoạch, hồ sơ, thống kê, báo cáo mà người sử dụng
             lao động, các tổ chức hoạt động dịch vụ an toàn, vệ sinh lao động phải thực
             hiện.

                  Hiện nay có nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định và biểu mẫu về
             thực hiện báo cáo định kỳ về ATVSLĐ, tình hình TNLĐ như tại Nghị định số
             39/2016/NĐ-CP, Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 15/2019/
             TT-BLĐTBXH dẫn đến nhiều khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp và cơ
             quan quản lý nhà nước, một nội dung phải làm nhiều lần, số liệu biểu mẫu phức
             tạp. Cần bổ sung công nhận việc thực hiện báo cáo bằng các hình thức điện tử.

                  14. Quyền tự do kinh doanh, tự do lựa chọn việc làm và điều kiện kinh
             doanh của cá nhân, tổ chức liên quan đến huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động,

             kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và quan trắc môi trường lao động, điều
             kiện để hành nghề:
                  Các quyền này đã thực sự hiệu quả, mở rộng để tận dụng các nguồn lực

             của xã hội. Nhà nước chỉ có vai trò giám sát để các tổ chức dịch vụ thực hiện
             theo điều kiện cho phép. Tuy nhiên vẫn còn có một số bất cập như sau:

                  Khoản 7, Điều 14; Điều 32 Luật ATVSLĐ quy định các loại hình tổ chức
             được hoạt động lĩnh vực ATVSLĐ (Huấn luyện, kiểm định) nên bổ sung thêm





             168
   164   165   166   167   168   169   170   171   172   173   174