Page 161 - Cuon 4
P. 161
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
Người sử dụng lao động, người lao động và các cá nhân, tổ chức khác có
hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động thì bị xử
phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày
1 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ “quy định về xử phạt vi phạm hành chính
lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc
ở nước ngoài theo hợp đồng”.
Hình thức xử phạt:
+ Cảnh cáo hoặc phạt tiền;
+ Xử phạt bổ sung theo tính chất, mức độ vi phạm;
+ Ngoài các hình thức xử phạt cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn
có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả khác. ( Điều 4, Nghị định
số 28/2020/NĐ-CP)
+ Mức xử phạt của tổ chức gấp 2 lần mức tiền phạt đối với cá nhân.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATVSLĐ, bao
gồm: Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định
theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và công chức, viên chức đang
làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra về lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cụ thể:
+ Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
Phạt cảnh cáo;
Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
Phạt cảnh cáo;
Phạt tiền đến 37.500.000 đồng.
Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định;
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
Phạt cảnh cáo;
160