Page 168 - Cuon 4
P. 168

PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
                                                               MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM



                    9. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn
               lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ bồi thường, trợ cấp từ người sử dụng lao
               động đối với người lao động.

                    Hiện nay chưa có quy định cụ thể về thời gian điều tra TNLĐ của Cơ quan
               cảnh sát điều tra. Dẫn đến, còn một số vụ TNLĐ không kết luận được do chưa
               có kết quả điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra làm ảnh hưởng đến quyền lợi
               của người bị nạn.

                    Hiện nay chưa có chế độ đối với người lao động tự do bị TNLĐ.

                    10. Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Điều kiện hưởng,
               mức hưởng trợ cấp một lần, hàng tháng, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề
               nghiệp, triển khai các hoạt động phòng ngừa, chuyển đổi nghề nghiệp; chế độ
               dưỡng sức, phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; trợ cấp phục
               vụ; hồ sơ, thủ tục).

                    Việc thực hiện chế độ Bảo hiểm tai nạn lao động, BNN đối với người bị
               tai nạn lao động, BNN hiện tại đã có đầy đủ quy định, quy trình, thủ tục, hồ sơ

               cụ thể rõ ràng, chưa phát hiện bất cập, hạn chế.
                    Hiện chưa có quy định chi tiết về hỗ trợ đóng bảo hiểm TNLĐ theo hình
               thức tự nguyện cho NLĐ làm việc không theo hợp đồng, do đó nếu xảy ra

               TNLĐ thì người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động chưa có
               nguồn hỗ trợ. Đây chính là lý do khiến việc tuân thủ chính sách về an toàn, vệ
               sinh và lao động khu vực này khá thấp dù TNLĐ xảy ra nhiều .

                    Đối với việc các quy định để thực hiện chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ
               rủi ro về tai nạn lao động, BNN theo Điều 42, Luật ATVSLĐ, đây là việc rất
               quan trọng thể hiện phương châm phòng ngừa là chính, tuy đã có các văn bản
               dưới Luật hướng dẫn thực hiện nội dung này nhưng Cơ chế Hỗ trợ từ Quỹ BH
               TNLĐ, BNN chưa thực sự thuận lợi để các Doanh nghiệp, cơ sở tiếp cận, đặc
               biệt là các Doanh nghiệp, cơ sở vừa và nhỏ cần xem xét bổ sung để hiệu quả,
               dễ thực hiện.

                    11. An toàn, vệ sinh lao động đặc thù (người khuyết tật, người cao tuổi, lao
               động cho thuê lại, nơi có người lao động của nhiều người sử dụng làm việc, lao

               động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người nhận công việc về nhà làm,
               lao động giúp việc gia đình và học sinh, sinh viên, người học nghề, tập nghề):





                                                                                            167
   163   164   165   166   167   168   169   170   171   172   173