Page 166 - Cuon 4
P. 166

PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
                                                               MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM



               người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động hiện tại vẫn chưa đạt
               được hiệu quả cao. Do người lao động làm việc không ổn định và thường
               xuyên thay đổi nơi làm việc. Do đó công tác triển khai, phổ biến các quy định
               của Luật ATVSLĐ đến đối tượng này vẫn còn hạn chế. Chưa có các quy định
               pháp luật, chế tài cụ thể để thực hiện chế độ chính sách hiệu quả đối với khu

               vực này.
                    2. Về vai trò, quyền, trách nhiệm của các tổ chức đại diện người sử dụng
               lao động, người lao động, cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và
               các tổ chức đại diện người sử dụng lao động, người lao động:

                    Vai trò bảo vệ quyền lợi, sức khỏe, môi trường và điều kiện làm việc an

               toàn, vệ sinh cho người lao động của tổ chức công đoàn, Hội nông dân Việt
               Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, VCCI, các tổ chức xã hội nghề nghiệp,
               ngành nghề... đã được triển khai, thực hiện có hiệu quả, từ đó đã nâng cao việc
               tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động của doanh nghiệp và người lao
               động. Tuy nhiên, việc vận động, tuyên truyền, hướng dẫn cho người lao động
               về an toàn, vệ sinh lao động ở một số doanh nghiệp vẫn còn hạn chế, nhất là
               trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ do chưa có tổ chức công đoàn hoặc cán bộ
               công đoàn hoạt động chưa hiệu quả.

                    3. Về kiểm soát yếu tố nguy hiểm, có hại và đánh giá nguy cơ, rủi ro.

                    Đã có đầy đủ các quy định và hướng dẫn cho người sử dụng lao động
               thực hiện nội dung tự đánh giá các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động
               tại nơi làm việc để phát hiện các nguy cơ, yếu tố có thể dẫn đến tai nạn lao
               động, bệnh nghề nghiệp, có các biện pháp, giải pháp để quản lý, loại trừ hay
               cách ly các nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động để phòng ngừa tai nạn lao

               động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

                    4. Danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và các chế độ liên quan.
                    Đã thống nhất ban hành tổng hợp danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy
               hiểm tại Thông tư số 11/2020/TT-BLĐ-TBXH tuy nhiên hiện nay chưa có quy

               định, hướng dẫn về điều chỉnh chức danh nghề, công việc nặng nhọc, độc hại,
               nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong
               sổ bảo hiểm xã hội, dẫn đến không thống nhất trong việc thực hiện tại mỗi địa
               phương, gây khó khăn cho người lao động và người sử dụng lao động.






                                                                                            165
   161   162   163   164   165   166   167   168   169   170   171