Page 160 - Cuon 4
P. 160
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
đổi không phải là một điều dễ dàng có thể làm trong ngày một ngày hai, văn
hóa an toàn là một phần trong tổng thể chung của văn hóa nên cũng không là
ngoại lệ. Việt Nam trong giai đoạn phát triển rất đặc thù này có những đặc điểm
riêng về văn hóa nói chung và văn hóa an toàn nói riêng v.v…
- Xu hướng xây dựng văn hóa an toàn lao động trong doanh nghiệp.
Theo xu hướng hội nhập quốc tế, hiện nay một doanh nghiệp được xem là
có ưu thế cạnh tranh và nhiều cơ hội tiềm năng tăng trưởng khi bên cạnh những
máy móc, thiết bị hiện tại, doanh nghiệp đó còn có môi trường đảm bảo an toàn
vệ sinh lao động và luôn đặt yếu tố an toàn của lực lượng sản xuất lên trước.
Kinh nghiệm từ những nước phát triển cho thấy xây dựng văn hóa an toàn lao
động là một trong những tiêu chí quan trọng để doanh nghiệp tồn tại và phát
triển bền vững. Khi Văn hóa an toàn được thực hiện:
+ Là chìa khóa để cải thiện điều kiện, phòng ngừa các nguy cơ rủi ro; giảm
thiểu TNLĐ, BNN một cách hiệu quả;
+ ĐKLĐ và phúc lợi của NLĐ được bảo đảm;
+ NLĐ gắn bó với DN, yên tâm làm việc;
+ Ý thức về ATVSLĐ nâng cao, tự giác và tích cực thực hiện các BP
phòng ngừa;
+ Năng suất LĐ tăng; Doanh nghiệp phát triển bền vững;
+ Mang lại khả năng cạnh tranh, uy tín và lợi ích cho cả DN và QG.
11. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATVSLĐ.
Căn cứ pháp lý.
- Điều 90 Luật ATVSLĐ 2015.
- Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 1 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ
“quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội,
đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.
Nội dung:
Người nào vi phạm, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động thì tùy theo tính
chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo
quy định của pháp luật.
159