Page 106 - Cuon 4
P. 106
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
Không vì bất kỳ một nguyên nhân nào mà làm sai lệch thực tế của sự việc.
- Cụ thể, chính xác: Để có được kết luận đúng về nguyên nhân và trách
nhiệm của vụ TNLĐ thì quá trình điều tra phải hết sức cụ thể, chính xác đối
với tình tiết của vụ TNLĐ. Tránh hiện tượng xem xét qua loa, đại khái, hời hợt.
4.3.5. Các bước tiến hành điều tra TNLĐ tại cơ sở.
a) Công tác chuẩn bị.
Khi nhận được tin báo về TNLĐ, đoàn điều tra nhanh chóng đến nơi xảy
ra TNLĐ, để tiến hành cuộc điều tra.
- Nghe NSDLĐ (nơi xảy ra TNLĐ) báo cáo diễn biến của vụ TNLĐ.
- Đoàn điều tra hội ý sơ bộ định hướng điều tra, sơ bộ hình dung diễn biến
vụ TNLĐ và hình thành các công việc cần làm trong suốt quá trình điều tra.
- Nêu vấn đề cần làm trong quá trình điều tra với lãnh đạo (NSDLĐ):
+ Yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu.
+ Bố trí nhân chứng để làm việc với đoàn điều tra.
b) Khám nghiệm hiện trường - Thu thập và chọn lọc chứng cứ.
Khám nghiệm hiện trường: Đoàn điều tra TNLĐ cần phải chú ý:
- Phát hiện những tình tiết làm sai lệch hiện trường (nếu thấy hiện trường
bị xáo trộn thì lập một biên bản riêng);
- Tình trạng của các máy móc thiết bị, hiện trạng của công trình, các thông
số kỹ thuật...;
- Vẽ lại mặt bằng nơi xảy ra TNLĐ;
- Thu thập vật chứng có liên quan.
Lưu ý: Đối với TNLĐ chết người không thuộc thẩm quyền, tai nạn làm
nhiều người bị nạn cần phối hợp với cơ quan điều tra của Công an, thanh tra
lao động.
Lập biên bản hiện trường:
Đoàn điều tra TNLĐ có nhiệm vụ lập biên bản hiện trường sau khi đã
khám nghiệm hiện trường một cách đầy đủ, trung thực, khách quan. Biên bản
lập xong đọc lại cho mọi người tham gia khám nghiệm hiện trường và chứng
105