Page 102 - Cuon 4
P. 102

PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
                                                               MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM



                    Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vệ sinh lao động là hư hỏng của máy, thiết
               bị, vật tư, chất vượt quá giới hạn an toàn kỹ thuật cho phép, xảy ra trong quá
               trình lao động và gây thiệt hại hoặc sự có nguy cơ gây thiệt hại cho con người,
               tài sản, môi trường.

                    Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vệ sinh lao động nghiêm trọng là sự cố kỹ
               thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động lớn, xảy ra trên diện rộng và vượt khả
               năng ứng phó của cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ quan, tổ chức, địa phương
               hoặc liên quan đến nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương.

                    Mọi sự cố, TNLĐ dù là chưa gây hoặc có gây hậu quả nhiều hay ít đều
               phải được thông tin đến người có trách nhiệm của bộ phận làm công tác an

               toàn và người sử dụng lao động; đồng thời phải được điều tra xác định nguyên
               nhân một cách cầu thị, nghiêm túc, đưa ra kịp thời biện pháp hiệu quả để phòng
               ngừa sự cố, tai nạn tương tự tái diễn. Sở dĩ phải làm như vậy vì sự cố, TNLĐ
               là những cảnh báo rõ nhất về các nguy cơ đe doạ đến an toàn - sức khoẻ NLĐ
               và tài sản của doanh nghiệp.

                    4.3.2. Trách nhiệm của Người sử dụng lao động điều tra sự cố, tai nạn.

                    Người sử dụng lao động căn cứ vào quy định của pháp luật về, quy mô tổ
               chức, địa bàn hoạt động của doanh nghiệp để xây dựng quy chế trách nhiệm
               đối với việc điều tra tai nạn, sự cố xảy ra trong các hoạt động của doanh nghiệp.
               Quy chế đó phải đảm bảo:

                    - Mọi sự cố, tai nạn dù là chưa gây chấn thương nặng đối với người, chưa
               gây thiệt hại về tài sản cũng phải được báo cáo để điều tra, xác định nguyên
               nhân.

                    - Phân cấp trách nhiệm điều tra (nếu địa bàn hoạt động của doanh nghiệp
               rộng) để đảm bảo việc điều tra được tiến hành kịp thời.

                    - Ra quyết định bổ nhiệm các thành viên thực hiện điều tra. Những người
               này phải có hiểu biết về kỹ thuật, về tổ chức quản lý, đồng thời cũng phải có
               đức tính trung thực. Thành phần đoàn điều tra nhất thiết phải có đại diện NLĐ,
               đại diện tổ chức công đoàn.

                    Theo quy định hiện hành (Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, Nghị định
               số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ ), tất cả các tai
               nạn lao động hoặc tất cả các tai nạn được coi là tai nạn lao động xảy ra trong





                                                                                            101
   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107