Page 103 - Cuon 4
P. 103
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
thời gian làm việc chuẩn bị hoặc thu dọn kết thúc sau ca làm việc, trong khi từ
nơi ở đến nơi làm việc và trở về, trong khi thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần
thiết theo Bộ Luật Lao động và nội quy của các cơ sở doanh nghiệp đều phải
được điều tra, thống kê. Người sử dụng lao động phải thống kê, báo cáo tai nạn
lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng tại cơ
sở của mình và định kỳ 06 tháng, hằng năm, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước
về lao động cấp tỉnh, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác
(Điều 36 Bộ Luật An toàn vệ sinh lao động 2015).
Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm bị thương nặng
từ 02 người lao động trở lên, người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn
phải khai báo theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh
lao động. Khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công
điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi xảy
ra tai nạn; trường hợp tai nạn làm chết người đồng thời báo ngay cho cơ quan
Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố
trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Công an cấp huyện);
Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm bị thương nặng
từ 02 người lao động trở lên trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác
dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng
không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định tại Điểm
c Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động, ngoài việc thực hiện khai
báo theo quy định của luật chuyên ngành, người sử dụng lao động của cơ sở để
xảy ra tai nạn phải khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại,
fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội, nơi xảy ra tai nạn và với Bộ quản lý ngành lĩnh vực đó theo thẩm quyền
quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, trừ trường hợp luật
chuyên ngành có quy định khác; trường hợp tai nạn làm chết người thì phải
đồng thời báo ngay cho Công an cấp huyện;
Trách nhiệm điều tra sự cố, tai nạn của Người sử dụng lao động như sau:
- Người sử dụng lao động phải điều tra tất cả các vụ sự cố, TNLĐ nhẹ và
TNLĐ nặng (trừ các vụ TNLĐ làm từ hai người bị tai nạn nặng trở lên);
- Khi nhận được tin báo có tai nạn xảy ra tại cơ sở của mình, người sử dụng
lao động phải ra quyết định thành lập đoàn điều tra TNLĐ bao gồm những
102